Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Trong xuất nhập khẩu, bảo hiểm hàng hóa là sự cam kết bồi thường giữa doanh nghiệp mua bảo hiểm và đơn vị bán bảo hiểm khi hàng hóa gặp thiên tai, rủi ro vận chuyển. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ có tác dụng giảm thiểu tổn thất trong trường hợp không may có sự cố chứ không thể ngăn chặn được các rủi ro. Có nghĩa là, khi xảy ra sự cố xuất nhập khẩu, người mua bảo hiểm sẽ được bồi thường một khoản theo hợp đồng quy định.
Có những loại bảo hiểm xuất nhập khẩu nào?
Có nhiều hình thức vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau, vì vậy bảo hiểm hàng hóa sẽ được chia thành các loại như sau:
– Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường bộ
– Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
– Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường hàng không
– Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường thủy
Mỗi loại bảo hiểm hàng hóa khác nhau sẽ có những ưu nhược điểm nhất định, người mua bảo hiểm nên căn cứ vào nhu cầu, phân loại hàng hóa, khả năng tài chính để có thể lựa chọn cho mình loại bảo hiểm hàng hóa phù hợp.
Những loại rủi ro trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về loại bảo hiểm hàng hóa đường biển, một trong những loại bảo hiểm thông dụng nhất.
1. Rủi ro thông thường được bảo hiểm
Loại rủi ro này được chia thành 2 loại đó là:
– Rủi ro chính: Là những rủi ro có mức độ xảy ra thường xuyên, được bảo hiểm trong mọi điều kiện:
+ Rủi ro chìm tàu: Là hiện tượng mà con tàu chìm hẳn xuống nước. Hậu quả là quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa bị hủy bỏ hoàn toàn và hàng hóa bị hư hại hết.
+ Rủi ro cháy: Là hiện tượng xảy ra cháy nổ do kỹ thuật hay hàng hóa chứa trên tàu bị bốc cháy. Tuy nhiên công ty bảo hiểm chỉ bồi thường cho trường hợp cháy do nguyên nhân khách quan.
+ Rủi ro mắc cạn: Là hiện tượng mà con tàu đi vào chỗ nước cạn do vô tình. Đáy tàu chạm các chướng ngại vật hoặc đáy biển cần sự hỗ trợ để thoát ra.
+ Rủi ro đâm va: Đâm và va chạm tàu, chướng ngại vật,…
– Rủi ro phụ: Là những rủi ro ít khả năng xảy ra hơn như hàng hóa bị ẩm mốc, hấp hơi, hư hỏng, rách, công vênh, mất mù,…. thì chỉ được bảo hiểm trong những hợp đồng mở rộng.
2. Rủi ro bảo hiểm riêng:
– Đây là những rủi ro bị loại trừ đối với những điều kiện tiêu chuẩn nếu người mua bảo hiểm muốn hàng hóa của mình được bảo hiểm tuyệt đối như: rủi ro chiến tranh, rủi ro đình công,…
3. Rủi ro loại trừ
Đây là những rủi ro không được bảo hiểm trong những trường hợp:
– Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do bao bì đầy đủ hoặc không thích hợp.
– Rò rỉ, hao hụt thông thường về trọng lượng, khối lượng hoặc hao mòn tự nhiên của đối tượng bảo hiểm.
– Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do tình trạng không trả được nợ hoặc thiếu vốn về mặt tài chính chủ tàu, người quản lý tàu, người thuê tàu.
– Thiệt hại cố ý hoặc sự phá hoại cố ý đối tượng được bảo hiểm do hành động phạm pháp của bất kỳ người nào.
– Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí do việc sử dụng bất kỳ một vũ khí chiến tranh nào có dùng đến năng lượng, hạt nhân.
– Mất mát, hư hỏng hoặc chi phí mà nguyên nhân là chậm trễ, cho dù chậm trễ là do một rủi ro được bảo hiểm gây nên.
– Mất mát, hư hỏng do nội tỳ. Theo đó nội tỳ được định nghĩa là những tỳ vết xảy ra do bản chất hàng hóa. Như côn trùng, vi khuẩn, sinh vật, cấu tạo,…dẫn tới thối rữa, sinh nhiệt, mối mọt,…