THỦ TỤC NHẬP KHẨU NHIỆT KẾ HỒNG NGOẠI

1. Thông tin sản phẩm

Phạm vi đo: -32 ~ 1250 ℃

Đo chính xác: ± 1,8%

Phạm vi đo nhiệt độ: -32 ~ 1250 ℃

Cấu hình tiêu chuẩn: Pin

Thời gian đáp ứng: 250ms

2. Cơ sở pháp lý

Thông tư số 06/2018/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y Tế về Danh mục thuốc, nguyên liệu làm thuốc dùng cho người và mỹ phẩm xuất khẩu, nhập khẩu được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam

3. Các loại thuế nhập khẩu

Khi nhập khẩu đèn nhiệt kế hồng ngoại, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT)

Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0%

Thuế VAT: 10%

4. Chính sách nhập khẩu:

Nhiệt kế hồng ngoại là loại trang thiết bị y tế thuộc loại B, thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế, tuy không nằm trong danh mục trang thiết bị y tế phải cấp giấy phép nhập khẩu tại Thông tư số 30/2015/TT-BYT ngày 12/10/2015 của Bộ Y tế nhưng vẫn phải bảo đảm hồ sơ để truy xuất nguồn gốc, xuất xứ và quản lý chất lượng trang thiết bị y tế theo quy định của pháp luật.

5. Thủ tục hải quan

Mã HS: 90251919

Thủ tục hải quan nhập khẩu nhiệt kế hồng ngoại làm như những mặt hàng thông thường khác, Cần lưu ý doanh nghiệp phải có văn bản về việc phân loại các trang thiết bị y tế gửi lên các cơ quan có thẩm quyền để họ tiếp nhận hồ sơ, nhận được công bố tiêu chuẩn áp dụng trang thiết bị y tế của Bộ y tế để tiến hành làm thủ tục hải quan đối với lô hàng hay hàng hóa.

Chứng từ khai báo hải quan khi nhập khẩu máy đo nhiệt kế hồng ngoại:

Sales contract ( Hợp đồng thương mại )

Commercial Invoice ( Hóa đơn thương mại )

Packing List ( Phiếu đóng gói hàng hóa )

Bill of lading ( Vận đơn đường biển )

C/O form E, C/O form AK, C/O form D,… ( Giấy chứng nhận xuất xứ )

Giấy phép phân loại thiết bị y tế loại B

Chứng từ cần chuẩn bị để làm giấy phép phân loại TBYT loại B:

CFS ( Giấy chứng nhận lưu hành tự do )

ISO

Tài liệu kỹ thuật mô tả chủng loại TBYT nhập khẩu

Giấy ủy quyền

Hồ sơ nộp trực tiếp về Vụ Trang Thiêt Bị và Công Trình Y Tế hoặc nộp online