THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY CNC

THỦ TỤC NHẬP KHẨU MÁY CNC
Doanh nghiệp bạn kinh doanh thiết bị hạng nặng? Doanh nghiệp bạn muốn nhập khẩu máy CNC từ Trung Quốc về kinh doanh? Bài viết này, BUIGIA sẽ giới thiệu một sản phẩm uy tín cùng thủ tục nhập khẩu hàng hóa về kinh doanh cho doanh nghiệp tham khảo.

1. Thông tin sản phẩm

  • Kích thước: 2400*3500*2300mm
  • Nặng: 2000kg
  • Tốc độ làm việc: 15000mm/min
  • Điện áp: 380V
  • Công suất: 9kW
  • Cơ sở pháp lý

2. Cơ sở pháp lý

Biểu thuế xuất nhập khẩu năm 2020

Thông tư 39/2018/TT-BTC( sửa đổi bổ sung thay cho điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).

3. HS code và thuế suất máy cắt CNC 

Mặt hàng máy cắt CNC có thể được xếp vào nhóm 8456. Tùy theo loại máy và phương thức hoạt động chúng ta có thể áp mã sao cho thích hợp

VD: Mã HS code của máy cắt CNC hoạt động bằng tia laser là 84561100
Mã HS code của máy cắt CNC hoạt động bằng phương pháp Plasma hồ quang la 84564090

Mặt hàng máy cắt CNC mới 100% chịu thuế nhập khẩu ưu đãi 0% và thuế VAT là 10%.

4. Hồ sơ hải quan và thủ tục nhập khẩu máy cắt CNC

Nếu mặt hàng máy cắt CNC là hàng mới 100% không thuộc danh mục hàng hóa quản lý kiểm tra chuyên ngành và xin giấy phép nên doanh nghiệp trực tiếp làm thủ tục hải quan như thông thường.

Nếu mặt hàng này là máy cũ, doanh nghiệp phải áp dụng quyết định 18/2019.

Hồ sơ hải quan nhập khẩu máy cắt CNC sẽ theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC( sửa đổi bổ sung thay cho điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).

4.1. Bộ hồ sơ hải quan của mặt hàng máy cắt CNC:

  • Tờ khai hải quan nhập khẩu
  • Hóa đơn thương mại.
  • Bill of lading
  • C/O nếu có
  • Các chứng từ khác nếu có

4.2. Các bước làm thủ tục hải quan:

Bước 1: Chuẩn bị Bộ chứng từ làm thủ tục hải quan
Bước 2: Khai và nộp tờ khai hải quan
Bước 3: Lấy kết quả phân luồng

Luồng xanh: Khi nhận được kết quả do Hải quan trả về là luồng xanh thì về lý thuyết, bạn chỉ cần xuống cảng lấy hàng sau khi nộp thuế (nếu có), mà không phải làm gì thêm.

Luồng vàng: Nếu nhận được kết quả là luồng vàng, bạn phải xuất trình bộ hồ sơ giấy, gồm những chứng từ như:

  • Tờ khai hải quan (in từ phần mềm, không cần đóng dấu)
  • Hóa đơn thương mại (GĐ doanh nghiệp ký, đóng dấu tròn + chức danh)
  • Chứng từ khác: Vận đơn, C/O, giấy kiểm tra chất lượng (kiểm tra chuyên ngành)…
  • Theo thông tư 38, thì hồ sơ hải quan đã đơn giản hơn, không cần Hợp đồng ngoại thương và Chi tiết đóng gói, tuy nhiên bạn nên chuẩn bị bản photo sẵn sàng để tham khảo tra cứu số liệu khi cần.

Luồng đỏ: Khi gặp phải luồng đỏ, bạn phải kiểm tra thực tế hàng hóa sau khi kiểm tra xong hồ sơ giấy. Bạn làm chuẩn bị bộ hồ sơ như hồ sơ luồng vàng và sẵn sàng để giải trình với cơ quan hải quan

Bước 4: Nộp thuế
Bước 5: Thông quan và lưu trữ hồ sơ
Ngoài những thông tin kể trên, nếu bạn có thêm bất cứ thắc mắc về xuất nhập khẩu hay tìm kiếm nguồn hàng kinh doanh, vui lòng liên hệ BUIGIA qua hotline 0829.816.125

 

Tags: ,